Thực tập là gì? Tại sao sinh viên lại phải thực tập?

Với hầu hết những sinh viên năm cuối đại học đều rất quan tâm đến việc thực tập của mình. Phần lớn các bạn đều lo lắng không biết mình có thích nghi được với công việc và môi trường mới hay không, số ít còn lại thì cảm thấy vô cùng phấn kích trước những trải nghiệm thú vị sắp tới. Vậy thực chất thực tập là gì? Tại sao nó mang đến những cảm xúc khác nhau cho sinh viên như vậy?

Thật ra không chỉ có các bạn sinh viên năm tư mới có kế hoạch thực tập, mà đối với các bạn sinh viên mới ra trường trong thời gian thử việc cũng được gọi là thực tập. Thời gian kéo dài mỗi kỳ thực tập trung bình từ 2 đến 3 tháng nhưng cũng tùy vào hợp đồng ký kết giữa các bạn với công ty nơi bạn thực tập thì thời gian có thể kéo dài hay rút ngắn lại hơn.

Thực tập là gì?

Thực tập được hiểu theo nghĩa đơn giản đó chính là giai đoạn các bạn sinh viên tạm thời gác lại công việc học tập tại trường mà tập trung vào làm việc tại một công ty, hay doanh nghiệp, cơ quan nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Quá trình làm việc đó sẽ được sinh viên ghi nhận lại một cách tỉ mỉ để làm bảng báo cáo cho bộ môn đánh giá lại kết quả thực tập đó sinh viên đã hoàn thành tốt hay không.

Bên cạnh đó, người quản lý nơi mà sinh viên thực tập có nhiệm vụ giám sát tiến độ cũng như cách làm việc của sinh viên xem các bạn có làm tốt công việc được giao hay không? Họ cũng là người sẽ cho đánh giá vào bảng báo cáo thực tập của bạn khi nộp lên bộ môn. Nói tóm lại thực tập có nghĩa là thời gian sinh viên bỏ ra để học hỏi và trải nghiệm công việc một cách thực tế trong môi trường làm việc thật sự và lấy đó làm kinh nghiệm trước khi ra trường xin việc chính thức sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Tại sao sinh viên phải thực tập?

Câu hỏi này nghe có vẻ trách móc nhưng thực tế thì cũng có rất nhiều bạn sinh viên cảm thấy việc thực tập là một nỗi áp lực vô cùng lớn với họ. Chính vì thiếu kỹ năng sống, và sự kiên nhẫn cũng như khả năng chịu được áp lực của công việc kém luôn khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy sợ hãi trước những kỳ thực tập của nhà trường.

Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn thấy được những lợi ích của việc thực tập là như thế nào và từ đó bạn có thể biết được lý do vì sao nhà trường luôn tổ chức các kỳ thực tập cho sinh viên trước khi tốt nghiệp.

Rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên

Những kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề trong môi trường công sở các bạn sinh viên sẽ không thể nào học được những kỹ năng đó nếu như chỉ chăm chỉ vùi đầu vào lý thuyết sách sở. Có những dạng kỹ năng sinh viên phải trực tiếp tiếp cận thực tế mới có thể nâng cao hơn được khả năng xử lý tình huống thực tế. Chính vì vậy, khi được tạo môi trường thực tập các bạn sẽ có điều kiện rèn luyện kỹ năng một cách thành thạo hơn.

Phát triển tư duy và tầm nhìn

Tư duy và tầm nhìn là 2 yếu tố rất quan trọng mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có thể may mắn sở hữu nó trước khi ra trường. Do đó, khi được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp các bạn sẽ học hỏi được những kiến thức quý giá về cách làm việc của những người thành đạt. Song song đó khi tư duy được phát triển tầm nhìn của các bạn cũng được mở rộng theo thời gian, bạn không còn đặt cho mình những mục tiêu nhỏ mà sẽ thay vào đó là những mục tiêu dự định lớn hơn.

Giúp sinh viên có cơ hội tìm việc ngay khi ra trường

Thực tế thì khoảng thời gian thực tập chính là điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể ghi điểm với công ty mình đang làm việc. Nhiều bạn trẻ sau khi thực tập kết thúc sẽ được giữ lại làm nhân viên chính thức cho công ty sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, bạn không thể xem thường việc thực tập, vì nó chính là cơ hội để bạn giữ một vị trí làm việc tại công ty trong thời gian sắp tới.

Thay vì phải vất vả cầm hồ sơ ứng tuyển đi khắp nơi để xin việc sau khi ra trường, thì ngay trong quá trình học tập nhà trường đã tạo cơ hội cho bạn tìm được việc làm nhanh chóng, đây quả thật là môt điều vô cùng tiện lợi đúng không nào.

Tóm lại, bạn không nên đặt tâm lý quá nặng nề vào việc thực tập, vì đó là cơ hội tốt để bạn thể hiện năng lực từ những gì đã được học và tìm kiếm thêm cho mình những một vị trí công việc ổn định. Hy vọng rằng chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được ý nghĩa của câu hỏi “thực tập là gì?” một cách trọn vẹn nhất.

Cảm ơn bạn vì đã đọc qua bài viết này.

Scroll to top