Khởi nghiệp một hành trình gian nan, mà bất kỳ ai muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh đều phải trải qua. Nó giống như một hành trình vượt biển cam go, mà ở đó người cầm lái vượt qua sóng to thử thách, chính là bạn. Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có một mentor đáng tin cậy đồng hành. Vậy mentor là gì?
Với những người làm kinh doanh, chắc chắn đã quá quen thuộc đối với từ mentor, thậm chí bạn đã có thể nghe nhắc đến nó hàng trăm lần tại các buổi hội thảo, diễn đàn kinh tế lớn tại Việt Nam và thế giới. Vậy lý do nào khiến mentor trở thành một người có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hầu hết các doanh nghiệp đến thế? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về khái niệm về mentor là gì? Vai trò của mentor đối với các doanh nghiệp trong nước ta hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp đang startup bạn nhé!
Mentor là gì?
Bạn có thể hiểu mentor chính là người cố vấn, sẽ hỗ trợ và định hướng cho bạn những khía cạnh quan trọng trong công việc và cuộc sống, với mục tiêu giúp bạn đạt được những thành công và sự phát triển hơn mỗi ngày. Công việc của họ là hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và nâng đỡ cho bạn phát huy được những thế mạnh bản thân, vạch ra cho bạn lộ trình phát triển hợp lý nhất.
Trong đó, mentoring sẽ chịu trách nhiệm giúp đỡ và hỗ trợ một người nào đó phát triển về mặt sự nghiệp cá nhân. Mentor và mentee gắn kết được việc này là thông qua việc xây dựng và duy trì mối quan dựa trên giá trị về niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta có thật sự cần một mentor hay không?
Bạn nên nhớ rằng, không có bất kỳ sự thành công nào được xây dựng từ 1 cá nhân duy nhất, bên cạnh họ bao giờ cũng có những người đồng đội hỗ trợ, đó có thể là một team gồm nhiều người, nhưng quan trọng nhất vẫn là mentor. Thiếu đi người thầy, đồng nghĩa bạn sẽ thiếu đi một người thấu hiểu và nâng đỡ thật sự.
Người Việt Nam có câu ca dao: “Muốn sang phải bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Người thầy, không chỉ đơn giản là dạy cho chúng ta biết kiến thức, mà còn là những tác động rất lớn đến những suy nghĩ và mục tiêu của bạn trong cuộc sống. Bạn có thể hình dung, người thầy sẽ là người dùng kiến thức của mình truyền lại cho những người trẻ hơn, nhiệt huyết hơn. Và sau này, những người được tiếp nhận kiến thức đó sẽ tiếp tục truyền đạt lại cho những lớp trẻ tiếp theo. Nó như một quy trình luân phiên và nối tiếp nhau để tồn tại và không ngừng cố gắng.
Quay lại vấn đề về kinh doanh, “Khởi nghiệp ngày nay có nhất thiết phải cần một mentor hay không?” Câu trả lời là có, chắc chắn phải có! Với một người chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ kiến thức, và quan trọng là tư duy nghĩ lớn làm lớn chưa thật sự vững vàng khi kinh doanh ở một độ tuổi quá trẻ luôn cần một người dẫn dắt thật sự. Nói vậy, không chỉ riêng những người trẻ, mà bất kể dù độ tuổi nào khi làm kinh doanh bạn cũng cần có một mentor đủ chuyên môn và kinh nghiệm trợ giúp mình phát triển.
Mentoring khác gì với Coaching?
Nếu mentor được định nghĩa là một người thầy (một cố vấn) kinh doanh và cuộc sống thì Coaching được xem là một người huấn luyện chuyên nghiệp. Khác với mentor, Coaching đóng vai trò là một người hướng dẫn nhiều hơn một người thầy.
Ở Coaching tính chuyên nghiệp và kỷ luật được đề cao hơn so với mentor, nhưng điều đó không có nghĩa là mentor không đủ chuyên nghiệp và kỷ luật. Sự khác nhau nằm ở chỗ, Coaching làm đúng nhiệm vụ hướng dẫn theo quy trình để giúp bạn hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, còn mentor là một người thầy, người bạn vừa là người cố vấn tất cả những vấn đề trong cuộc sống bạn đang gặp phải. Và họ sẽ cùng bạn giải đáp những khó khăn trong sự nghiệp lẫn cuộc sống. Sự đồng hành và thấu hiểu sẽ nhiều hơn so với một Coaching (người huấn luyện).
Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng, mentor không phải là người giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật mà họ là người sáng tạo và truyền cảm hứng, tạo động lực để những người trẻ học hỏi và xây dựng những ý tưởng khởi nghiệp thông minh. Mối quan hệ giữa mentor và người khởi nghiệp là mối quan hệ tương trợ, cùng khởi nghiệp, cùng kinh doanh, cùng nhận được lợi ích. Để trở thành mentor không nhất thiết phải giỏi, nhưng phải là người thành công trong lĩnh vực nhất định.
Hy vọng, thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm mentor là gì? Nếu bạn đang có dự định khởi nghiệp sớm, chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm một mentor đích thực đồng hành cùng bạn vượt biển lớn để đưa con thuyền khởi nghiệp vươn ra biển lớn thành công nhất.