Ứng tuyển là gì? Làm thế nào để có thể ứng tuyển thành công?

Đối với đa số những bạn sinh viên đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp đều mong muốn tìm được một việc làm phù hợp. Chính vì vậy, khâu ứng tuyển vào vị trí công việc tại một công ty với họ luôn là điều rất quan trọng. Vậy ứng tuyển là gì? Làm thế nào để các bạn sinh viên có thể ứng tuyển thành công?

Khi nhắc đến hai từ ứng tuyển, chắc chắn chúng ta đều hình dung về sự quy mô cũng như sự chuyên nghiệp của nó. Kỳ thật, quá trình ứng tuyển còn phức tạp hơn rất nhiều so với suy nghĩ của mọi người. Do đó, để có thể chuẩn bị cho kế hoạch ứng tuyển thành công, bạn phải dành một thời gian nhất định cho nó.

Ứng tuyển là gì?

Ứng tuyển là quá trình một người bình thường thông qua quá trình tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau quyết định nộp hồ sơ xin việc vào một vị trí làm việc nào đó, đang được các cơ quan, doanh nghiệp hay công ty tuyển dụng. Hay nói một cách ngắn gọn ứng tuyển là quá trình nộp hồ sơ xin việc của người lao động vào công ty với mong muốn được làm tại vị trí công việc mà họ cảm thấy phù hợp với năng lực của bản thân mình.

Làm thế nào để ứng tuyển thành công?

1/ Xác định công việc phù hợp

Bạn không thể nào ứng tuyển thành công nếu như không biết chính xác công việc nào mới phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của bản thân. Ứng tuyển sai ngành nghề cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn toàn bị các nhà tuyển dụng loại bỏ ra khỏi danh sách đầu tiên. Vì thế, để không để bị nhầm lẫn trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp khi ứng tuyển, bạn nên dành thời gian để phân tích ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để xem mình có phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang mong muốn hay không?

2/ Nghiên cứu và tìm hiểu rõ công việc

Hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tìm được rất nhiều những công việc khác nhau từ các website tuyển dụng. Chính vì số lượng công việc đăng tuyển nhiều như thế bạn cần phải dành thời gian nghiên cứu những thông tin rõ rằng từ phía công ty tuyển dụng cũng như những yêu cầu công việc mà họ đặt ra cho ứng viên khi nộp đơn ứng tuyển. Đây được xem là một trong những bước làm vô cùng quan trọng, vì nếu bạn không dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu rõ thông tin sẽ khiến quá trình ứng tuyển của bạn trở nên khó khăn hơn.

Thứ nhất, bạn sẽ không biết gì về công ty mình đang ứng tuyển, sự mù mờ về thông tin cơ bản này sẽ khiến bạn bị đánh giá thiếu sự chuyện nghiệp và quan tâm đến công việc khi phỏng vấn. Thứ hai, không nắm rõ thông tin sẽ khiến bạn không biết chính xác nhà tuyển dụng yêu cầu về tính chất công việc ra sao cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ của bạn khi làm việc tại công ty.

3/ Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển

Quá trình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển là giai đoạn rất cần sự tỉ mỉ và mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Sau khi bạn tìm được một công việc phù hợp cũng như dành thời gian nghiên cứu cẩn thận. Trước tiên là cần hoàn thiện CV xin việc ghi đầy đủ thông tin cũng như những kinh nghiệm làm việc và bằng cấp chứng chỉ bạn đã đạt được. Trước khi chính thức nộp hồ sơ bạn cũng phải kiểm tra lại xem có những loại giấy tờ nào khác mà nhà tuyển dụng yêu cầu nộp kèm theo nhưng bạn vẫn chưa chuẩn bị hay không. Nếu còn thiếu hãy nhanh chóng bổ sung trước khi nộp bạn nhé!

4/ Chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn

Nếu bạn nhận được email hay điện thoại hẹn lịch phỏng vấn tức là bạn đã vượt qua rất nhiều ứng viên khác với hồ sơ đầy đủ và phù hợp. Vì thế, để chuẩn bị cho lần phỏng vấn này diễn ra thành công bạn nên lên lịch sẵn những điều mình cần phải làm kèm theo bảng danh sách câu hỏi mà bạn nghĩ công ty sẽ đưa ra. Đừng quên luyện tập kỹ năng nói cũng như cách hành xử thái độ của mình sau cho thật chuẩn mực để quá trình phỏng vấn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn. Tuân thủ giờ giấc đúng quy định cũng là một điều rất quan trọng mà bạn không thể quên.

Hy vọng rằng, với những điều mà chúng tôi chia sẻ đã giải đáp được thắc mắc của bạn về khái niệm “ứng tuyển là gì”. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có cái nhìn tổng quát hơn về việc ứng tuyển một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất.

Tự tin là gì? Làm thế nào để rèn luyện được sự tin in trong cuộc sống

Nhiều người cho rằng những người thành công sớm trong sự nghiệp đều là do may mắn. Nhưng liệu chỉ có may mắn thôi đã đủ tạo nên sự thành công vững bền hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì may mắn thôi chưa đủ còn phải nhờ vào những yếu tố quan trọng khác, trong đó có sự tự tin. Vậy tự tin là gì?

Ngoài đứa tính cần cù, chăm chỉ thì tự tin chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong sự nghiệp của bất kỳ ai. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự tự tin của một người dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, ví dụ như trong cách hành xử, cách ăn nói và cách giảng dạy của họ. Tự tin không phải là một dạng kỹ năng, mà tự tin là một tố chất của con người, mặc dù bạn có thể rèn luyện để trở nên tự tin hơn nhưng đối với những ai có sẵn một tiềm thức tốt họ không cần mài dũa quá nhiều mà vẫn có thể tự tin hơn hẳn người khác.

Vậy tự tin là gì?

Tự tin được hiểu một cách đơn giản tức là tin tưởng vào bản thân mình, tin vào những gì mình nói và tin vào giá trị của bản thân mình. Điều đó không có nghĩa là bạn luôn đề cao bản thân một cách thái quá, tự tin giúp bạn nhận ra được giá trị của bản thân nằm ở đâu. Người tự tin luôn biết rằng thế mạnh của họ là gì, năng lực mà học có được xuất phát từ những nền tảng kiến thức thực tế, chứ không phải nói miệng mà có.

Chính vì vậy chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa tự tin và kiêu ngạo. Người tự tin luôn thể hiện quan điểm của mình dựa trên những cơ sở nhất định để người khác có thể gật gù công nhận. Còn người kiêu ngạo luôn đề cao cái tôi của mình hơn, những gì họ nói đều xoay quanh chủ đề đưa bản thân vào trung tâm để mọi người hướng đến, chứ không phải đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục người khác như cách mà người tự tin thật sự thường làm.

Làm thế nào để rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống?

Bạn sẽ không bao giờ có được sự tự tin nếu không rèn luyện nó, chúng ta có thể nghĩ rằng những người tự tin một phần là do tố chất quyết định. Tuy nhiên, nếu bạn may mắn sở hữu tố chất đó mà không bỏ thời gian để rèn luyện nó qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ không thể phát huy hoàn toàn sự tự tin đó trong những trường hợp đặc biệt.

Tố chất + thực hành + học tập và rèn luyện chăm chỉ sẽ tạo ra một sự tự tin bền vững. Dưới đây là một số cách giúp bạn có được sự tự tin nếu thực hiện chăm chỉ không bỏ cuộc.

Hãy nói chuyện với bản thân thường xuyên

Điều này nghe có vẻ thật kỳ lạ nhưng sẽ mang lại những kết quả tốt hơn so với những gì bạn nghĩ. Mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, bất kỳ một khoảng thời gian nào có thể tự luyện tập nói chuyện với bản thân mình bạn hãy thực hiện nó. Tiềm thức của chúng ta quyết định rất lớn đến sự tự tin của con người. Vì vậy, trước khi thể hiện sự tự tin của mình ở chỗ đông người một cách hoàn hảo, bạn cần thời gian để thuyết phục tiềm thức bản thân trước. Hãy tự nói chuyện với bản thân để thử xem bạn có khiến bản thân mình tin vào những gì bạn nói hay không?

Đừng ngần ngại giao tiếp

Bạn muốn tự tin nhưng gặp người lạ hay đám đông là bạn lại vô cùng sợ hãi và muốn trốn thoát. Hãy dừng ngay hành động này lại, bạn càng sợ hãi nó bạn sẽ không bao giờ có được sự tự tin như những gì bản thân mong muốn. Thay vì, đổ lỗi do giao tiếp kém bạn bạn hãy thử đối đầu với nỗi sợ hãi của bản thân, chủ động làm quen và trò chuyện với những người bạn mới. Hãy nghĩ rằng bạn là một người vô cùng tự tin, chẳng có điều gì có thể làm khó được bạn, kể cả việc giao tiếp nhỏ nhoi này.

Tìm cho mình một hình mẫu lý tưởng

Hình mẫu lý tưởng ở đây chắc chắn không phải là người yêu của bạn mà là một tấm gương thành công để bạn học hỏi và nôi theo họ. Khi xác định được hình mẫu lý tưởng đó bạn hãy lấy họ làm động lực và mục tiêu phấn đấu. Hãy nhìn vào những gì mà họ đã làm, và đúc kết ra những giá trị mà bạn cần phát huy để đạt được thành công như họ trong tương lai.

Còn rất nhiều cách khác nhau để rèn luyện nên sự tự tin cho con người. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi hướng dẫn đến bạn 3 cách làm quan trọng nhất mà bạn phải hoàn thành trước khi thực hiện những cách làm khác. Mong rằng, qua những gì mà chúng tôi chia sẻ bạn đã có cho mình đáp án chính xác cho câu hỏi “tự tin là gì?”

Chúc bạn thành công!

Scroll to top