Thời gian trả kết quả phỏng vấn? Ứng viên có nên liên hệ để xin kết quả phỏng vấn hay không?

Hầu như tất cả ứng viên sau khi tham dự các cuộc phỏng vấn đều phải trải qua một khoảng thời gian, tạm gọi là “chờ đợi trong bất lực” vì không biết đến bao giờ mới nhận được kết quả phản hồi chính thức từ nhà tuyển dụng. Có trường hợp kéo dài đến tận một đến hai tháng mới biết được kết quả. Vậy cụ thể là mất lâu thời gian trả kết quả phỏng vấn cho một ứng viên?

Với tâm lý của những bạn trẻ mới bắt đầu xin việc, đều rất nôn nóng trong mọi quá trình, từ nộp đơn ứng tuyển, phỏng vấn cho đến chờ đợi kết quả. Tuy nhiên gấp gáp vội vã để nhận được thông tin cũng không phải là điều tốt, vì bạn nên hiểu rằng nhà tuyển dụng cần phải có thời gian để chọn lọc và đánh giá giữa rất nhiều ứng viên khác nhau. Thời gian trả kết quả phỏng vấn có tối đa trong vòng 2 tuần đến 1 tháng, nếu kéo dài hơn khoảng thời gian này, bạn hãy suy nghĩ đến việc liên hệ để biết kết quả trực tiếp.

Một số lý do khiến việc trả lời kết quả phỏng vấn đến ứng viên chậm trễ:

Thứ nhất: Phụ thuộc vào số lượng ứng viên và quy mô công ty.

Với những công ty quy mô vừa và nhỏ, thời gian trả lời kết quả phỏng vấn cho ứng viên chỉ kéo dài trong khoảng 3 đến 5 ngày. Những công ty lớn phải mất nhiều thời gian để lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó, số lượng ứng viên phỏng vấn cũng đông đảo hơn rất nhiều so với các công ty nhỏ. Cho nên, bạn không phải là người duy nhất phải chờ đợi kết quả, nên đừng quá nôn nóng bạn nhé!

Thứ hai: Bạn chưa thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển

Đây có thể là một thông tin xấu cho bạn, nhưng nếu thời gian trả lời kết quả phỏng vấn đã kéo dài quá mức mà bạn vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào, thì bạn cũng nên dự đoán được phần câu trả lời từ nhà tuyển dụng.

 Trong trường hợp này, nếu bạn muốn biết câu trả lời rõ ràng từ nhà tuyển dụng hãy gửi một email hỏi trực tiếp, vì có thể do quá trình nhầm lẫn thông tin, làm hồ sơ của bạn không được xem xét đúng cách. Tuy nhiên, nếu thật sự không tự tin về khả năng đậu phỏng vấn của mình, bạn có thể im lặng và tìm kiếm một công ty phù hợp hơn để ứng tuyển.

Thứ ba: Lý do xuất phát từ bộ phận tuyển dụng:

Nếu bộ phận tuyển dụng phải xử lý quá nhiều công việc, khiến họ không đủ thời gian để cập nhật thông tin và gửi thông báo đến bạn như dự kiến thời gian ban đầu, bạn nên chủ động liên hệ với họ. Điều này, sẽ giúp bạn an tâm hơn thay vì chờ đợi và lo lắng.

Thứ tư: Nhà tuyển dụng đang cân nhắc về mức lương

Một lý do nữa là bạn đã được nhận, nhưng phía công ty đang thảo luận về mức lương sẽ trả cho bạn trong quá trình làm việc nên kéo dài thời gian phản hồi. Vì vậy, đừng quá nôn nóng bạn nhé!

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn nên là người chủ động trong vấn đề liên hệ với nhà tuyển dụng để lắng nghe câu trả lời từ phía công ty của họ. Mọi cơ hội điều có thể xảy ra, biết đâu nhờ liên hệ kịp lúc bạn lại gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì sao. Dưới đây là một số cách liên hệ với nhà tuyển dụng xin kết quả phỏng vấn:

Liên hệ bằng cách gọi điện thoại

Với cách làm này, bạn cần lên sẵn một kịch bản chuẩn bị, nên nói những gì với nhà tuyển dụng để tránh mắc phải những lỗi cơ bản như nói ngập ngừng, giọng không rõ ràng, nói lòng vòng lan man, không đi thẳng vào vấn đề, làm mất thời gian nhà tuyển dụng. Tốt nhất, bạn nên thử tập nói trước 1 vài lần trước khi gọi trực tiếp.

Liên hệ bằng cách gửi email

So với cách gọi trực tiếp, cách làm này dễ dàng giúp bạn giảm bớt căng thẳng hơn. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ thông qua email bạn viết để đánh giá năng lực phần nào năng lực làm việc của bạn. Cho nên, câu từ phải thật tinh tế và súc tích để không khiến nhà tuyển dụng đọc cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp công ty để hỏi kết quả.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ với mọi người về vấn đề làm thế nào để liên hệ với nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn và các lý do khiến thời gian trả kết quả phỏng vấn trễ. Mong rằng, những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn thành công!

Mentor là gì? Bạn có thật sự cần một mentor đồng hành khởi nghiệp hay không?

Khởi nghiệp một hành trình gian nan, mà bất kỳ ai muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh đều phải trải qua. Nó giống như một hành trình vượt biển cam go, mà ở đó người cầm lái vượt qua sóng to thử thách, chính là bạn. Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có một mentor đáng tin cậy đồng hành. Vậy mentor là gì?

Với những người làm kinh doanh, chắc chắn đã quá quen thuộc đối với từ mentor, thậm chí bạn đã có thể nghe nhắc đến nó hàng trăm lần tại các buổi hội thảo, diễn đàn kinh tế lớn tại Việt Nam và thế giới. Vậy lý do nào khiến mentor trở thành một người có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hầu hết các doanh nghiệp đến thế? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về khái niệm về mentor là gì? Vai trò của mentor đối với các doanh nghiệp trong nước ta hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp đang startup bạn nhé!

Mentor là gì?

Bạn có thể hiểu mentor chính là người cố vấn, sẽ hỗ trợ và định hướng cho bạn những khía cạnh quan trọng trong công việc và cuộc sống, với mục tiêu giúp bạn đạt được những thành công và sự phát triển hơn mỗi ngày. Công việc của họ là hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và nâng đỡ cho bạn phát huy được những thế mạnh bản thân, vạch ra cho bạn lộ trình phát triển hợp lý nhất.

Trong đó, mentoring sẽ chịu trách nhiệm giúp đỡ và hỗ trợ một người nào đó phát triển về mặt sự nghiệp cá nhân. Mentor và mentee gắn kết được việc này là thông qua việc xây dựng và duy trì mối quan dựa trên giá trị về niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta có thật sự cần một mentor hay không?

Bạn nên nhớ rằng, không có bất kỳ sự thành công nào được xây dựng từ 1 cá nhân duy nhất, bên cạnh họ bao giờ cũng có những người đồng đội hỗ trợ, đó có thể là một team gồm nhiều người, nhưng quan trọng nhất vẫn là mentor. Thiếu đi người thầy, đồng nghĩa bạn sẽ thiếu đi một người thấu hiểu và nâng đỡ thật sự.

Người Việt Nam có câu ca dao: “Muốn sang phải bắt cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Người thầy, không chỉ đơn giản là dạy cho chúng ta biết kiến thức, mà còn là những tác động rất lớn đến những suy nghĩ và mục tiêu của bạn trong cuộc sống. Bạn có thể hình dung, người thầy sẽ là người dùng kiến thức của mình truyền lại cho những người trẻ hơn, nhiệt huyết hơn. Và sau này, những người được tiếp nhận kiến thức đó sẽ tiếp tục truyền đạt lại cho những lớp trẻ tiếp theo. Nó như một quy trình luân phiên và nối tiếp nhau để tồn tại và không ngừng cố gắng.

Quay lại vấn đề về kinh doanh, “Khởi nghiệp ngày nay có nhất thiết phải cần một mentor hay không?” Câu trả lời là có, chắc chắn phải có! Với một người chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ kiến thức, và quan trọng là tư duy nghĩ lớn làm lớn chưa thật sự vững vàng khi kinh doanh ở một độ tuổi quá trẻ luôn cần một người dẫn dắt thật sự. Nói vậy, không chỉ riêng những người trẻ, mà bất kể dù độ tuổi nào khi làm kinh doanh bạn cũng cần có một mentor đủ chuyên môn và kinh nghiệm trợ giúp mình phát triển.

Mentoring khác gì với Coaching?

Nếu mentor được định nghĩa là một người thầy (một cố vấn) kinh doanh và cuộc sống thì Coaching được xem là một người huấn luyện chuyên nghiệp. Khác với mentor, Coaching đóng vai trò là một người hướng dẫn nhiều hơn một người thầy.

Ở Coaching tính chuyên nghiệp và kỷ luật được đề cao hơn so với mentor, nhưng điều đó không có nghĩa là mentor không đủ chuyên nghiệp và kỷ luật. Sự khác nhau nằm ở chỗ, Coaching làm đúng nhiệm vụ hướng dẫn theo quy trình để giúp bạn hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, còn mentor là một người thầy, người bạn vừa là người cố vấn tất cả những vấn đề trong cuộc sống bạn đang gặp phải. Và họ sẽ cùng bạn giải đáp những khó khăn trong sự nghiệp lẫn cuộc sống. Sự đồng hành và thấu hiểu sẽ nhiều hơn so với một Coaching (người huấn luyện).

Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng, mentor không phải là người giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật mà họ là người sáng tạo và truyền cảm hứng, tạo động lực để những người trẻ học hỏi và xây dựng những ý tưởng khởi nghiệp thông minh. Mối quan hệ giữa mentor và người khởi nghiệp là mối quan hệ tương trợ, cùng khởi nghiệp, cùng kinh doanh, cùng nhận được lợi ích. Để trở thành mentor không nhất thiết phải giỏi, nhưng phải là người thành công trong lĩnh vực nhất định.

Hy vọng, thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm mentor là gì? Nếu bạn đang có dự định khởi nghiệp sớm, chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm một mentor đích thực đồng hành cùng bạn vượt biển lớn để đưa con thuyền khởi nghiệp vươn ra biển lớn thành công nhất.

Biên Tập Viên Là Gì? Những Công Việc Của Biên Tập Viên

Có thể nói đời sống tinh thần của con người cũng rất quan trọng vì bên cạnh đời sống vật chất thì chúng ta cũng có nhu cầu thể thao, giải trí, hay nắm bắt những tin tức mới… Và ngành biên tập viên là một trong số những công việc góp phần mang đến những chương trình, những tin tức, những kiến thức mới,… đầy bổ ích và làm ý vị thêm cuộc sống của mỗi con người. Vậy thì để hiểu rõ hơn về biên tập viên là gì thì chúng ta hãy đọc bài viết sau đây nhé!

  1. Biên tập viên là gì?

Biên tập viên là một vị trí công việc thiên về viết lách, sáng tạo liên quan đến những lĩnh vực nghề nghiệp như xuất bản, báo chí, truyền hình,… Cứ ở đâu có người viết hoặc có những công việc thiên về nghệ thuật thì ở đó ắt hẳn sẽ không thể thiếu vị trí biên tập viên. Họ là người đảm bảo sự chỉn chu về hình thức, nội dung sản phẩm trước lúc công khai với công chúng. Vì vậy, vị trí này yêu cầu phải đáp ứng được kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhằm đảm bảo chất lượng, tính khoa học và xác thực cho các kịch bản của những chương trình truyền hình, bản thảo văn học hoặc là các bài viết của phóng viên… Hiện nay cũng có rất nhiều bạn trẻ yêu thích công việc viết lách theo học ngành biên tập viên.

  • Những công việc của biên tập viên

Công việc của một biên tập viên khá đa dạng, phức tạp nhưng vẫn không kém phần thú vị, bao gồm những việc như tìm nguồn tin, lựa chọn chủ đề, làm việc với phóng viên, cho tới sửa bài, chỉ dẫn trang… Dưới đây là một số công việc trong những lĩnh vực cụ thể.

  • Lĩnh vực báo chí

Tại tòa soạn, biên tập viên sẽ đảm nhiệm công việc nhận bài viết từ các phóng viên để chỉnh sửa về hình thức, ngôn từ, cách diễn đạt và cả nội dung cho phù hợp nhất. Ngoài việc sửa lỗi chính tả thì biên tập viên còn phải kiểm tra tính chính xác và nguồn thông tin của bài viết để tránh xảy ra những trường hợp thông tin bị sai lệch, bịa đặt, xuyên tạc. Qua đó có thể nói những biên tập viên chính là người bảo vệ uy tín của những phóng viên nói riêng và cả toà soạn nói chung dựa vào quyền kiểm định các thông tin trước khi chúng được xuất bản. 

2.2 Lĩnh vực truyền hình

Khi làm việc ở vị trí biên tập viên truyền hình thì họ cũng đồng thời đảm nhiệm công việc phóng viên truyền hình. Như chúng ta thấy, biên tập viên sẽ phụ trách việc đọc tin tức trên tivi với một hình ảnh chỉn chu, lịch sự, nhưng để có được một buổi ghi hình với những thông tin truyền đạt đến khán giả thì không hề đơn giản mà phải trải qua nhiều bước công việc. Ở khâu chuẩn bị, họ phải lên ý tưởng, chủ đề, tìm kiếm nguồn tin xác thực, lấy tin tức, sau đó tiến hành viết và biên tập thành bản tin, cuối cùng mới là khâu đọc tin cho mọi người nghe.

2.3 Lĩnh vực xuất bản 

Trong lĩnh vực xuất bản, biên tập viên cũng đóng vai trò quan trọng đó là chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện một đầu sách nhằm đảm bảo cho một cuốn sách được chuẩn bị chỉn chu nhất trước khi nó được xuất bản. Đôi khi, họ cũng là người cùng đồng hành với tác giả để tạo nên cấu trúc hoàn chỉnh cho một quyển sách từ nội dung lẫn hình thức như: đặt tên cho tiêu đề, cho đầu sách thế nào cho thật bắt tai, đến việc dùng ảnh nào minh họa thì sẽ phù hợp, đoạn này diễn đạt đã hợp lý chưa, thông điệp truyền tải đã đủ sâu sắc hay chưa…

  • Mức lương của biên tập viên thế nào?

Mức lương cho công việc biên tập viên sẽ nằm trong mức từ 7 triệu đến 11 triệu một tháng. Vì đây là công việc đòi hỏi về kiến thức và cả sự tỷ mỉ, sáng tạo cho nên nếu bạn biết cách trau dồi kinh nghiệm, trang bị vững những kiến thức chuyên môn và làm việc lâu năm trong ngành thì mức lương sẽ dao động từ 25 triệu trở lên. Đây cũng là một công việc có mức thu nhập tương đối cao hiện nay.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về biên tập viên là gì và cả những công việc mà biên tập viên sẽ làm. Đây là công việc luôn có những đổi mới và nhiều điều thú vị, thế nên nếu bạn cũng muốn trở thành biên tập viên thì từ bây giờ hãy bắt đầu chinh phục ước mơ đi nào.

Giải Đáp Câu Hỏi Học Ngoại Thương Ra Làm Gì?

Đứng trước ngưỡng cửa Đại học, các bạn sĩ tử sẽ phải lựa chọn cho mình một ngôi trường mình cho là phù hợp để theo học. Và trong danh sách các trường Đại học, Cao đẳng thì trường Đại học Ngoại Thương luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bạn học sinh và cả các bậc phụ huynh, do đó luôn thu hút được số đông sinh viên theo học. Vậy thì các bạn đã biết học ngoại thương ra làm gì chưa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Bạn sẽ được học gì ở trường Ngoại Thương?

Điều mà các bạn trẻ quan tâm có lẽ là bạn sẽ được học gì, được đào tạo những gì từ ngôi trường Ngoại Thương. Có thể nói, các nhóm ngành kinh tế đang được giảng dạy tại trường Đại học Ngoại Thương luôn gắn liền với thực tế các doanh nghiệp bên ngoài, đa số sẽ hướng đến lĩnh vực quản trị ngoại thương với chuyên ngành là thương mại quốc tế. Đây là những lĩnh vực được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu nhằm cung cấp một nguồn nhân lực giá trị, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Khi theo học tại trường Ngoại Thương, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp, hướng dẫn chi tiết, đầy đủ về những kiến thức kinh doanh quốc tế, vấn đề tài chính tiền tệ, thanh toán quốc tế,… đặc biệt là những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Mục đích chính của việc đào tạo những ngành học này là nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thương mại vượt ra phạm vi một quốc gia, vươn ra các nước trên thế giới, tiếp cận với các hoạt động kinh tế sôi nổi toàn cầu.

Không phải tự dưng mà khi nhắc đến hai từ “Ngoại Thương” thì chúng ta đều hình dung về một ngôi trường có chất lượng đào tạo cao, nơi mở ra cánh cổng thành công cho rất nhiều thế hệ sinh viên. Bởi lẽ những giá trị mà ngôi trường mang lại là thiết thực và phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập của đất nước như hiện nay. Và khi theo học tại đây các bạn sẽ được đào tạo một trong những chuyên ngành dưới đây tùy vào nhu cầu ứng tuyển của từng bạn:

Ngành kinh tế ngoại thương: Với ngành học này bạn sẽ được học về những hoạt động mang tính quốc tế như kinh tế đối ngoại, Hải quan, quy trình thủ tục xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế…

Ngành quản trị kinh doanh: Khi lựa chọn ngành này, các sinh viên sẽ được đào tạo chủ yếu về những chuyên ngành kinh doanh quốc tế, luật kinh doanh quốc tế, kế toán,…

Bên cạnh đó là ngành tài chính ngân hàng và cả nhóm ngành ngoại ngữ cho những ai yêu thích ngôn ngữ.

  • Học Ngoại Thương ra làm gì?

Khi được theo học tại ngôi trường danh tiếng thì chắc hẳn các bạn sinh viên đều là những bạn trẻ đầy năng lực vì thế cơ hội việc làm sau khi ra trường của các bạn luôn rộng mở. Cụ thể tùy từng chuyên ngành mà các bạn sẽ có những vị trí làm việc khác nhau. Dưới đây là một số công việc tiêu biểu:

Chuyên viên tại các phòng nghiệp vụ, kinh doanh về hoạt động xuất nhập khẩu, các đơn vị kinh doanh, sản xuất.

Chuyên viên tại các văn phòng dịch vụ, các văn phòng đại diện, đại lý của các hãng hàng không, tàu biển, bảo hiểm…

Nhân viên làm việc tại cửa khẩu và các bộ phận xuất nhập khẩu, cảng biển xuất xuất nhập khẩu.

Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng giảng dạy về các bộ môn ngoại thương, xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế hoặc logistics…

Nhân viên tại các công ty xuất nhập khẩu và công ty thương mại.

Và với những vị trí công việc trên thì các bạn có thể xin làm việc ở các tổ chức quốc tế, các cơ quan Nhà nước như: Bộ Công thương, Bộ Tài chính, công ty nước ngoài, Tổng cục Hải Quan,… Ngoài ra bạn cũng có thể ứng tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia, các công ty kiểm toán, ngân hàng, công ty phân phối,… nữa đó nhé!

Qua bài viết trên, chắc rằng bạn đã tìm ra cho mình được câu trả lời cho học Ngoại Thương ra làm gì rồi đúng không? Hy vọng bài đọc đã tạo cho bạn nguồn động lực để học tập và theo đuổi ngôi ước mơ tại ngôi trường mơ ước của mình. Chúc bạn sẽ thật thành công trong tương lai.

Scroll to top